Vịt Hà Lan thuộc loài gia cầm có sản lượng vô cùng năng suất cũng như chất lượng thịt ngon tuyệt đối. Vậy nên, trong những năm gần đây, giống vịt này đã du nhập vào Việt Nam rộng rãi. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường nhiệt đới nên việc chăn nuôi không gặp nhiều khó khăn, Nếu bạn mong muốn tìm hiểu rõ hơn về loài động vật giá trị này, hãy theo dõi bài viết sau của Daga88.

Đặc điểm của giống vịt Hà Lan

Giống vịt này có xuất xứ từ Hà Lan, châu Âu, nhập cảng về Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây. Đặc điểm chung của chúng là thân hình nhỏ gọn, không quá to như những loài vịt nội địa. Cùng đánh giá khách quan những đặc điểm của con non và con trưởng thành để tìm và chọn đúng:

Đặc điểm của giống vịt Hà Lan
Đặc điểm của giống vịt Hà Lan

Nhận dạng vịt con

Khi vịt Hà Lan mới nở, chúng ta gần như không thể phân biệt trống mái vì đều có màu lông tương đồng. Người chăn nuôi chỉ có thể nhận biết chúng với những loài vịt khác bằng cách quan sát phần màu lông non ở cổ, đầu, cánh pha chút màu đen và phần bụng có màu nhạt vàng. Điểm gây ấn tượng nhất chính là phần sọc đen từ mỏ đến gáy và quanh mắt có lông đen, 4 đốm vàng trên lưng.

Vịt Hà Lan trưởng thành

Khi vịt trưởng thành, người chăn nuôi có thể dễ dàng quan sát sự khác biệt hơn bằng mắt thường đó là 2 vạch đen rõ ràng dưới mắt. Màu lông của chúng nâu nhạt và ánh tím, lông cổ và cánh có xen kẽ thêm một số sợi ánh xanh biếc và chân màu xám.

Để phân biệt giữa đực và mái, chúng ta sẽ nhận dạng một vài đặc điểm nổi bật. Ví dụ như vịt đực sẽ chủ yếu pha cọng đen xanh và đậm hơn vịt mái. Trong khi đó, lông của vịt mái mang sắc sẻ nhạt hoặc phớt nâu.

Những mặt ưu và khuyết điểm khi chăn nuôi vịt Hà Lan

Hiện tại, trên lãnh thổ Việt Nam không thiếu các giống vịt khác nhau. Tuy nhiên, vịt Hòa Lan vẫn tồn tại những mặt ưu điểm và yếu điểm cần khắc phục để cạnh tranh trên thị trường:

Đánh giá vịt Hà lan chuẩn
Đánh giá vịt Hà lan chuẩn

Điểm mạnh

Một số điểm mạnh khi chăm sóc vịt Hà Lan như sau:

  • Sinh trưởng khỏe mạnh, dễ thích nghi với môi trường, ít bệnh tật và tăng trưởng nhanh chóng.
  • Thức ăn để nuôi đơn giản có thể sản xuất tại gia giúp tiết kiệm chi phí cho bà con.
  • Chất lượng thịt ngon, ổn định giúp nâng cao giá thành thương phẩm.
  • Sản lượng trứng lớn tạo điều kiện để tăng kinh tế hộ gia đình.
bài viết liên quan  Nguồn Gốc Loài Vịt Và Những Thông Tin Thú Vị Mà Bạn Chưa Biết

Điểm yếu

Mặt khác, vịt Hà Lan vẫn tồn tại một số những điểm yếu sau đây:

  • Vì việc nuôi chung với các giống khác nên bị lai tạo nhiều dẫn tới chất lượng không còn được ổn định như trước.
  • Quá trình chăn nuôi không được phổ biến rõ ràng, quy trình đàng hoàng nên chưa thực sự phát huy hết giá trị của chúng.
  • Vì không có sự nghiên cứu nên nhiều mô hình chăn nuôi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn và tiềm ẩn nhiều rủi ro bệnh tật.

Giá vịt giống Hà Lan hiện tại

Trên thị trường, vịt Hà Lan nguyên con được rao bán vô cùng phổ biến. Nhiều người yêu thích vì chất lượng thịt chắc, mềm của chúng. Hơn thế nữa, những quả trứng cũng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng cao, thích hợp để bồi bổ trẻ em, người bệnh tật.

Hiện nay, một quả trứng có thể dao động trong khoảng 4-5 nghìn/ quả. Đối với thịt thương phẩm thì có giá khoảng từ 60- 65 nghìn/ kg. Nhìn chung thì mức giá này cao hơn các loài khác khoảng 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận về chất lượng xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Giá vịt Hà Lan hiện tại
Giá vịt Hà Lan hiện tại

Các mô hình chăn nuôi vịt gốc Hà Lan phổ biến

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng làm cách nào để nuôi vịt Hà Lan đạt năng suất lớn? Điều quan trọng đầu tiên chính là quan tâm tới chuồng trại phù hợp với lối sống của chúng. Tạo không gian rộng rãi và thoải mái là điều cần thiết nhất. Dưới đây là một số mô hình đã được các nhà nông nghiệp học nghiên cứu:

Mô hình nuôi nhốt hoàn toàn

Đây là kiểu chăn nuôi khép kín, bà con cần phải dựng chuồng tỷ lệ thuận với số lượng cá thể vịt để mật độ không quá dày đặc. Như vậy thì chúng mới có khoảng trống để vận động và ăn uống. Mặc dù không thả ra ngoài nhưng bạn phải đảm bảo về ánh sáng thức ăn và nước uống. Hơn thế nữa, chú ý tới vệ sinh chuồng trại thường xuyên để ngăn cản sự phát triển, sinh sôi của các loài vi khuẩn độc hại.

Kiểu vừa nuôi vừa thả

Ở mô hình chăn nuôi này, bà con phải kết hợp chuồng cùng với không gian vườn hoặc ao để thả vịt Hà Lan ra ngoài. Như vậy để chúng ra ngoài tắm nắng, tự do vận động, hít thở khí trời và không bị quá ngột ngạt. Bạn có thể dùng lưới để bao bọc xung quanh tránh đàn vịt khỏi chó, cáo, rắn,…

Như vậy, Daga88 đã nêu rõ ràng những điểm mạnh và điểm yếu khi nuôi vịt Hà Lan. Bên cạnh đó còn có những đặc điểm để bạn nhận biết chính xác khi chọn giống. Ngoài ra, đừng quên học hỏi thêm các Kiến Thức Nuôi Vịt để đạt năng suất như mong muốn.