Chim kền kền được mệnh danh là những người thợ dọn xác cho thiên nhiên, được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, số lượng loài chim này đang ngày càng suy giảm, đến mức báo động đỏ. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Daga88 tìm hiểu chi tiết hơn về kền kền.
Đặc điểm chim kền kền
Kền kền là một loại chim sống tại châu lục trên thế giới ngoại trừ Châu Đại Dương và châu Nam Cực. Chúng được chia thành 2 nhóm chính là giống chim ở Châu Âu và kền kền Châu Phi, Châu Á. Tên tiếng anh là Indian Vulture, dưới đây là một vài thông tin tổng quan của loài chim này:
Ngoại hình
Chim kền kền có cái đầu, phần cổ hói đặc trưng, đôi cánh sải rộng, dài và phần đuôi ngắn. Bộ lông của nó bao phủ toàn cơ thể với màu nhạt, phía lông đuôi có màu sẫm hơn, mỏ chim rất dài. Chúng thuộc họ nhà chim ưng với trọng lượng khoản từ 5.5–6.3 kg, chiều dài 81 – 103cm. Trong đó, con cái sẽ nhỏ hơn con trống.
Sinh sản
Thời điểm kền kền sinh sản là vào tháng 11 tới tháng 3 hàng năm. Mỗi lần sinh sẽ có từ 1-1 trứng/lứa và ấp trong khoảng 28-40 ngày. Chúng là loài chim chung thuỷ chỉ sống với 1 bạn đời, đến mùa sinh sản chim sẽ tìm về bạn đời cũ để phối giống.Những chú chim non yếu sẽ được bố mẹ nuôi khoảng 9-10 tuần sau đó bắt đầu học cách tự lập, kiếm thức ăn nuôi sống mình.
Môi trường sống
Chim thường sống ở đồng, bụi cây cỏ hoặc khu dân cư sinh sống, phân bổ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á. Tuổi thọ trung bình của chim khoảng 23- 33 năm tuỳ vào giống loại, trong đó theo ghi nhận thì chim kền kền Condor sống lâu nhất lên tới 60-70 năm.
Chim kền kền – Thợ săn xác chết dọn sạch môi trường
Nếu bạn chưa biết thì kền kền là một loại chim ăn thịt và xác chết. Vì thế chúng ít khi tấn công những con thú khác mà thường tìm hoặc chờ con vật chết rồi tới rỉa mồi. Kền kền sẽ thò cả đầu vào xác động vật chết để ăn bởi thế mà đầu, lông của chúng thường xuyên dính máu. Khi này, chim sẽ ra các con sông, suối để làm sạch.
Chúng nuốt ngấu nghiến thức ăn để diều căng phồng sau đó ngồi xuống ngủ gật gù để tiêu hoá. Đối với những con chim cái chăm con thì kền kền sẽ không tha thức ăn mà nhả từ diều ra cho chim non. Với tập tính đặc trưng của mình, chim kền kền vô cùng có ích cho môi trường, hệ sinh thái.
Nhờ việc ăn xác chết của chúng mà lượng khí CO2 trong không khí giảm, vi khuẩn gây hại, mầm bệnh từ xác chết không còn, mùi hôi do xác phân huỷ cũng được giảm đáng kể. Các nước ở xứ nóng rất cần có sự xuất hiện của thợ săn xác chết này.
Nguy cơ tuyệt chủng của chim kền kền trong tương lai
Theo thống kê cho thấy số lượng chim đã giảm tới 97% trong khoảng năm 1992-2007 tại Ấn Độ. Nguyên nhân tìm được cho thấy chúng bị ngộ độc loại thuốc chống viêm được dùng cho gia súc – Diclofenac. Khi kền kền ăn xác chết của gia súc sử dụng thuốc này sẽ dẫn tới suy thận và chết dần. Tới năm 2006, thuốc gia cầm chứa Diclofenac đã chính thức bị cấm sử dụng.
Vào năm 2020, đã có hơn 2000 con kền kền loại Hooded được phát hiện chết tại Guinea-Bissau. Một số con chim khác thì bị chặt đầu, sắp chết ở các địa phương khác. Đây được xem là thông tin gây chấn động đối với cộng đồng bảo tồn trên thế giới. Hooded là kền kền đội mũ đang nằm trong sách đỏ thế giới với bậc ‘Cực kỳ nguy cấp’.
Chính phủ các quốc gia, hội bảo vệ động vật hiểu được tầm quan trọng của chim kền kền trong hệ sinh thái. Nếu thiếu đi ‘thợ dọn xác’ thì không ít vấn đề liên quan tới môi trường sẽ xảy ra như: Ô nhiễm nguồn nước – không khí, vi rút, mầm bệnh gây hại cho người, động vật, gia tăng chuột,..
Liệu có cơ hội hồi sinh cho chim kền kền?
Các tổ chức bảo tồn động vật và một số quốc gia đang chung tay kêu gọi người dân bảo vệ kền kền trên toàn thế giới. Việc phục hồi số lượng kền kền được ví như tái tạo lại hệ sinh thái lành mạnh cho con người.
Các nước Châu Phi đang nỗ lực thúc đẩy các chương trình giáo dục nhằm thay đổi quan niệm dùng loại chim này chữa bệnh của người dân đồng thời cho họ hiểu được tầm quan trọng của kền kền trong đời sống. Có không ít các tổ chức trên thế giới đã xây dựng rất nhiều khu vực an toàn cho chim kền kền để bảo tồn ‘thợ dọn xác’.
Kết luận
Những chú chim kền kền tuy có ngoại hình xấu xí nhưng lại là loài chim mang lại lợi ích lớn cho con người, môi trường tự nhiên. Mặc dù hành trình hồi sinh cho ‘thợ dọn xác sống’ còn không ít khó khăn tuy nhiên mỗi con người chúng ta hãy góp phần nhỏ công sức của mình vào công cuộc này để giữ gìn sự cân bằng trong hệ sinh thái cho trái đất.
>>> Tìm hiểu các thông tin liên quan: Kiến Thức Nuôi Chim