Hướng dẫn nuôi chim bồ câu bao gồm nhiều công đoạn từ lúc chuẩn bị cho đến khi chim dần lớn lên và trưởng thành. Dù quá trình này không quá khó khăn nhưng đòi hỏi bạn phải thật sự cẩn thận, kiên nhẫn. Vậy nên để bắt đầu, hãy đọc thật kỹ các bước nuôi chim bồ câu dưới đây do Daga88 tổng hợp nhé!
Các bước chuẩn bị trước khi nuôi
Trước khi đến với hướng dẫn nuôi chim bồ câu chi tiết, bạn cần đến với quy trình chuẩn bị trước khi nuôi. Khâu này quan trọng không kém gì khâu nuôi nấng, do đó bạn buộc phải thực hiện chuẩn xác nhất theo yêu cầu.
Chọn khu vực nuôi
Khu vực nuôi đảm bảo sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của chim phải là một nơi thông thoáng, đảm bảo nguồn nước sạch tự nhiên và có thể đón nắng đầy đủ vào ban ngày. Hơn hết, xung quanh khu vực nuôi tuyệt đối không được tồn tại các loài chim hoang dã. Bởi sự xuất hiện của chúng dễ khiến bồ câu hoảng sợ bỏ ăn uống gây suy yếu.
Ngoài ra, để đảm bảo môi trường nuôi chim sạch sẽ, không ô nhiễm, hãy khơi thông tất cả các cống rãnh, xử lý nước thải đầy đủ, đúng quy trình. Điều này sẽ góp phần tạo không khí tốt cho chim lớn lên, đồng thời không khiến việc chăn nuôi của bạn ảnh hưởng đến người xung quanh.
Sẵn sàng các công cụ cần thiết
Hướng dẫn nuôi chim bồ câu chỉ ra 3 loại công cụ chủ yếu người nuôi cần mua trước khi bắt đầu gồm:
- Máng ăn: Là nơi đựng thức ăn cho chim, cần được làm sạch và khử trùng thường xuyên.
- Máng uống: Đựng nước uống cho chim, cũng cần đảm bảo vệ sinh định kỳ.
- Chuồng nuôi: Có thể chọn mua lồng sắt nếu nuôi ít hoặc xây chuồng nuôi nếu số lượng chim nhiều. Vì đây là nơi chim dùng để sinh hoạt, ngủ nghỉ, đẻ trứng nên chuồng phải chắc chắn và bảo vệ chim khỏi sự xâm phạm bởi các loài vật khác như chuột, mèo,… Ngoài ra, lồng, chuồng cũng nên có mái để che mưa che nắng cho bồ câu thoải mái trú ngụ.
Chọn mua thức ăn chất lượng đảm bảo
Chọn thức ăn nuôi chim cũng là một trong những bước chuẩn bị đặc biệt quan trọng. Thức ăn chính của bồ câu là các loại lương thực thông dụng như ngô, lúa, đậu,… Do đó nếu có thể, bạn hãy tự mình đến các điểm bán và chọn mua từng loại để đảm bảo chất lượng thức ăn. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn bị ảnh hưởng bởi sâu, mối mọt sẽ dễ khiến chim bỏ ăn làm suy yếu sức khỏe.
Hướng dẫn nuôi chim bồ câu chuẩn kỹ thuật dân chuyên
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị, bạn đã có thể bắt tay vào quá trình nuôi chim của mình. Hãy lần lượt thực hiện theo các bước dưới đây.
Chọn giống chim bồ câu
Chọn giống chim bồ câu là điều đầu tiên cần làm. Tùy theo mục đích nuôi thịt hay nuôi lấy trứng, bạn có thể chọn nuôi chim non đực hoặc cái, hoặc cả đôi. Lưu ý chỉ nên chọn chim trong độ tuổi từ 4 đến 5 tháng, chạy nhảy lanh lợi, lông mượt và không mắc các dị tật bẩm sinh.
Phân chuồng nuôi chim
Khi đã quyết định xong giống chim, hãy phân chuồng hợp lý cho chúng. Sau đây là các phân chuồng chuẩn trong hướng dẫn nuôi chim bồ câu:
- Chuồng nuôi trống mái sinh sản: Mỗi chuồng phân thành nhiều ô có kích thước lần lượt là 40x50x60cm.
- Chuồng nuôi quần thể: Xây chuồng nuôi sao cho mật độ chim nuôi thả đạt 14 con mỗi mét vuông.
- Chuồng nuôi chim thịt: Chuồng nuôi cho phép nuôi cùng lúc từ 40 đến 50 con trên mỗi mét vuông.
Tuân thủ giờ giấc và lượng thức ăn cho chim
Người chăm sóc phải đảm bảo cho chim ăn uống đúng giờ và đúng lượng tiêu chuẩn. Cụ thể, bạn cần cho chim ăn khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, tổng lượng thức ăn trung bình cho mỗi con chỉ từ 0.1 đến 0.15g. Tỷ lệ thức ăn hoàn chỉnh nên là 4 phần đậu xanh, 3 phần ngô sống, 2 phần gạo lứt và 1 phần lúa.
Phòng bệnh cho chim
Hướng dẫn nuôi chim bồ câu không thể thiếu việc phòng tránh bệnh cho chim. Có 4 căn bệnh thường gặp bạn cần lưu ý gồm:
- Bệnh thương hàn: Biểu hiện bệnh thường khiến chim lười vận động, chán ăn, có triệu chứng sốt, thường xuyên thở gấp, đi tiêu chảy phân xanh vàng lẫn máu.
- Bệnh cầu trùng: Bệnh cầu trùng khiến chim non dưới 4 tháng tuổi đi phân chứa dịch nhầy và máu. Bệnh có thể gặp ở cả 4 mùa nếu không đảm bảo môi trường nuôi chim.
- Bệnh nấm diều: Bệnh có biểu hiện tróc vảy, loét vùng da lông gần hầu chim. Về lâu dài bồ câu sẽ giảm sức ăn, mệt mỏi, nôn ra mùi hôi.
- Bệnh rụng lông, mổ lông: Bồ câu mổ lông lẫn nhau do môi trường và nguồn thức ăn không đảm bảo. Trong khi đó, triệu chứng rụng lông thường xảy ra do chim bị thiếu dinh dưỡng sau sinh nở.
Việc phòng tránh 100% là điều không thể nhưng người nuôi hoàn toàn chủ động được việc đảm bảo khu vực nuôi chim sạch sẽ, thông thoáng. Ngoài ra, hãy cho chim tiêm vắc xin phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Một số lưu ý khác
Để thực hiện hướng dẫn nuôi chim bồ câu thuận lợi và không xảy ra bất cứ vấn đề phát sinh nào, người nuôi hãy lưu ý thêm một số điểm sau:
- Bồ câu mẹ sẽ bỏ nuôi con nếu môi trường ồn ào, không đủ yên tĩnh. Những ai có ý định nuôi sinh sản và lấy trứng cần đặc biệt thận trọng về vấn đề âm thanh quan khu vực nuôi.
- Có thể nuôi chim thả rông nếu bạn chỉ nuôi số lượng nhỏ và không có ý định làm kinh tế. Chim bồ câu có bản năng tự nhiên nên sẽ không tùy ý bay đi.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn nuôi chim bồ câu người chăn nuôi có thể tham khảo trước khi tiến hành thực hiện. Mong rằng những tổng hợp về kiến thức nuôi chim của Daga88 sẽ giúp bạn chăm sóc được một đàn bồ câu thật khỏe mạnh, sống tốt và đạt năng suất như ý.